Mầm bệnh chúng luôn luôn xuất hiện có ở mọi nơi, luôn rình rập xung quanh trẻ em. Những bệnh truyền nhiễm này chúng xuất hiện tất cả ở ngoài đường, trường học và có cả khi ở nhà. Chính vì thế, bất cứ khi nào, lúc nào trẻ nhỏ của bạn cũng có rất dễ bị ốm và luôn cần đến sự chăm sóc, quan tâm của bố mẹ. Bởi vậy, bố mẹ cần phải trang bị riêng cho bản thân mình những kiến thức cực kỳ quan trọng này để giúp cho bé phòng ngừa và chữa trị một cách kịp thời nhất.

Nếu bố mẹ càng trang bị vững vàng những kiến thức đó, những bé nhà bạn sẽ càng mạnh khoẻ hơn, ít bệnh, sức đề kháng của bé tốt hơn và nếu như có bệnh thì bé sẽ khỏi nhanh hơn những bé khác cùng trang lứa. Bởi vì từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên, không có một đứa trẻ nào mà không ốm đôi lần. Đó là lí do tại sao khi trẻ ốm, bố mẹ thường rất lo lắng.

Tuy nhiên, theo khoa học đã chứng minh, bé bệnh không hẳn là điêu tồi tệ, đây cũng chính là cơ hội để giúp trẻ kích hoạt hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng ngừa và chống lại các bệnh tật sau này. Về những điều cơ bản, trẻ nhỏ chúng luôn là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh cho dù bạn có bảo bọc con tốt đến đâu đi chăng nữa, thì cũng giống như việc bạn đang chiến đấu thất bại. Chính vì điều này, hôm nay phapluatonline24h sẽ giúp bạn, có những cách phòng bệnh tốt nhất cho nhỏ nhà bạn luôn luôn khỏe mạnh.

Những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ

Những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ 

Theo Thạc sĩ. Bác sĩ Lê Thị Minh Nguyệt, Trưởng Khoa nội Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng, mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh thường gặp vào mùa hè để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn.

Tay chân miệng

Tay chân miệng

Một số bệnh thường gặp như bệnh tay chân miệng gây sốt đi kèm với các mụn nước trong miệng, lòng bàn tay, mông, lòng bàn chân. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường trội lên vào mùa hè và đầu thu. Ngoài ra còn có bệnh hô hấp. Viêm đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang, viêm tai; viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiễm khuẩn phế quản, viêm phổi là những bệnh lý rất thường gặp.

Bệnh tay-chân-miệng là một bệnh phổ biến do virus gây nên, ảnh hưởng trực tiếp ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Triệu chứng bao gồm sốt, loét miệng, phát ban da .

Virus gây bệnh tay-chân-miệng truyền trong nước bọt, dịch nhầy mũi, phân, và chất dịch từ vết rộp miệng của người bị nhiễm bệnh. Con bạn sẽ nhiễm bệnh nếu trong quá trình chơi đã chạm vào người bệnh hay chạm vào bất cứ thứ gì có chứa virus này.

Nhiễm giun đường ruột làm bé biếng ăn

Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới. Do khí hậu nóng ẩm, tập quán ăn uống, vệ sinh môi trường kém. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu máu.

Sốt phát ban đỏ

Sốt ban đỏ cũng có thể xuất hiện những chòm da đỏ, mẩn đi kèm với viêm họng. Các nốt ban đầu tiên ở ngực và bụng rồi lan ra khắp người. Kèm theo là lưỡi như hình quả dâu tây và sốt cao. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến sốt – thấp khớp và trong một số ít trường hợp, gây hại cho tim. Đó là lý do sốt ban đỏ là một trong những bệnh đáng sợ ở trẻ em. Ngày nay, bệnh dễ được kiểm soát bằng kháng sinh.

Viêm họng kéo dài

Viêm họng kéo dài

Không kém phần phổ biến là viêm họng. Hầu hết trẻ đều có thể bị viêm họng. Thường do virus gây cảm lạnh gây nên. Dấu hiệu của viêm họng bao gồm đau họng kéo dài hơn một tuần. Đau hay khó nuốt, chảy nước dãi nhiều. Phát ban, nốt đỏ, mủ ở mặt trong cổ họng, sốt hơn 38 độ C.

Đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là một bệnh do kích thích mắt và kết mạc mắt. Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa, rát, đỏ, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Xuất hiện nhiều ghèn trên mi mắt.

Bệnh này lây lan từ virus, vi khuẩn, các chất gây dị ứng, hoặc các chất kích thích. Trẻ em rất dễ bị bệnh vì rất hay dụi mắt sau khi chơi hay sờ vào các bề mặt bị ô nhiễm.

Cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ nhỏ

Cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ nhỏ

Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng. Giữ ấm cơ thể cho trẻ và hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường. Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Không nên cho trẻ đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ, không hôn trẻ. Nếu trẻ bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi bằng dung dịch sinh lý nhằm ngăn chặn vi rút xâm nhập xuống khí phế quản. Không cho trẻ tiếp cận với những người đang bị sổ mũi hoặc dùng chung đồ dùng của trẻ khác.

Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt

Tạo dựng thói quen rửa tay sạch sẽ- đúng cách trước khi ăn. Sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.

Ăn uống hợp vệ sinh

Vấn đề chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống,… Phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ Y tế. Nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Tạo môi trường sống trong lành và an toàn

Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành như: phát quang môi trường. Loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, phụ huynh nên tạo thói quen khi ngủ mắc màn, tham gia phong trào diệt lăng quăng,…

Tăng cường lượng dịch uống

Luôn luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ. Đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội,… Giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.

Nguồn: bvtamtridanang.com.vn