Bệnh viêm họng được xem là bệnh lý hô hấp phổ biến nhất mà chúng ta hay gặp ở người trưởng thành, người cao tuổi đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Theo như số liệu đã được nghiên cứu có hơn 90% trường hợp mắc bệnh viên họng này đều xảy ra do virus. Tuy nhiên, có một số trường hợp, viêm họng cũng khởi phát từ vi khuẩn, dị ứng hoặc có thể do một số nguyên nhân khác. Viêm họng chính là một bệnh hô hấp thường gặp nhất ở trẻ. Trẻ em khi bị viêm họng tuy không gây nên nguy hiểm, nhưng ba mẹ chớ nên coi thường điều này nếu để tái phát lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ nguy hiểm để lại nhiều biến chứng nặng nề như các bệnh viêm phổi, bệnh viêm amidan, bệnh viêm tai giữa.

Trẻ dưới 5 tuổi đây được xem chính là đối tượng dễ bị bệnh viêm họng nhất tấn công nhanh hơn bởi vì sức đề kháng, hệ miễn dịch còn rất yếu. Không thể nào chống lại được những tác nhân gây bệnh. Nếu như các mẹ quan sát thật cẩn thận, bạn sẽ kịp thời phát hiện những hành động khác thường của bé, sẽ giúp mẹ chăm sóc bé một cách dễ dàng hơn.

Mặc dù bé bị đau họng sẽ không ảnh hưởng gì quá nhiều nhưng điều này sẽ làm bé rất khó chịu, mẹ lo lắng không biết làm cách nào để bé được dễ chịu hơn. Chính vì điều này, hôm nay phapluatonline24h sẽ mang đến cho bạn một số thông tin cực kỳ quan trọng liên quan đến bệnh viêm họng để các bậc phụ huynh lưu tâm và có biện pháp tốt nhất cho con.

Nguyên nhân trẻ mắc bệnh viêm họng

Do virus xâm nhập

Do virus xâm nhập

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm họng và một số vấn đề hô hấp khác. Các loại virus gây nhiễm trùng hầu họng thường gặp. Bao gồm adenovirus, virus cúm, virus sởi, virus thủy đậu, virus quai bị, bạch cầu đơn nhân, virus ho gà, Eptein-Barr virus, Herpes simplex virus, virus á cúm,…

Virus có thể xâm nhập vào hầu họng do tiếp xúc với nước bọt và dịch đờm của người nhiễm bệnh. Hoặc có thể phát sinh thứ phát sau khi mắc các bệnh lý như quai bị, ho gà, cảm lạnh, cúm,…

Vi khuẩn xâm nhập

Viêm họng ít khi xảy ra do nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên so với virus, viêm họng do vi khuẩn thường có mức độ nghiêm trọng. Tiến triển phức tạp và dễ phát sinh biến chứng nặng nề. Liên cầu khuẩn nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng thường gặp nhất. Thống kê cho thấy, liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes) là loại vi khuẩn chủ yếu gây nhiễm trùng ở hầu họng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria), lậu cầu, Clamydia,…

Do dị ứng

Do dị ứng

Ngoài virus và vi khuẩn, viêm họng cũng có thể xảy ra do dị ứng thời tiết, phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn,… Phản ứng dị ứng kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine vào mô hầu họng. Dẫn đến hiện tượng viêm và sưng đau.

So với nhiễm trùng, viêm họng do dị ứng thường có mức độ nhẹ và hầu như chỉ gây triệu chứng tại chỗ. Ở một số trường hợp, viêm họng do dị ứng. Có thể đi kèm với một số vấn đề sức khỏe khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang hoặc viêm kết mạc dị ứng.

Những triệu chứng cảnh báo

Viêm họng là tình trạng viêm (sưng) hoặc nhiễm trùng của các mô và cơ cấu trong họng của trẻ. Khi trẻ bị viêm họng, trẻ thường có dấu hiệu sau:

Đau họng, nổi hạch hai bên hàm, nuốt nước bọt thấy đau.

Ở khe amidan xuất hiện nhiều đốm mủ trắng.

Có nhiều trường hợp trẻ có kèm theo triệu chứng sốt cao. Nếu trẻ sốt cao, trên 38,5 độ C đối với trẻ từ 3-6 tháng và từ 39 độ C trở lên đối với trẻ trên 6 tháng tuổi thì bố mẹ nên nhanh chóng hạ sốt an toàn cho bé. Theo dõi và đưa bé đi khám ngay.

Bố mẹ nên chú ý theo dõi khi bé có triệu chứng biếng bú, lười ăn, quấy khóc suốt ngày.

Với bé nhỏ, mẹ nên thận trọng khi trẻ thường xuyên quấy khóc

Khi nghi ngờ trẻ có triệu chứng viêm họng, đặc biệt là khi trẻ có dấu hiệu sốt cao hoặc xuất hiện các nốt phát ban trên người. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm họng

Cách điều trị bệnh viêm họng

Phần lớn các trường hợp viêm họng ở trẻ là do virus gây nên. Do đó khi trẻ có triệu chứng. Bố mẹ đừng vội cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Khi bệnh của trẻ chỉ ở mức độ nhẹ. Mẹ có thể áp dụng cho bé một số bài thuốc dân gian có tác dụng trị ho như tỏi và mật ong, chanh đào ngâm mật ong,… Tuy nhiên mẹ lưu ý chỉ dùng mật ong cho trẻ trên 12 tháng tuổi. Để đảm bảo an toàn cho bé. Khi trẻ chớm bị, mẹ có thể áp dụng ngay cho trẻ các bài thuốc dân gian có tác dụng sát khuẩn, trị ho, viêm họng

Có thể cho trẻ sử dụng một số chế phẩm chữa viêm họng được làm từ thảo dược. Cho trẻ súc miệng súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Mẹ cần đảm bảo cho bé một chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nên nghiền nhỏ hoặc nấu nhừ, nấu loãng giúp trẻ dễ nuốt cũng như kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ.

Với trẻ đang bú mẹ, viêm họng khiến trẻ bị đau và sưng trong họng. Do đó mẹ nên giảm lượng sữa và tăng số lần bú để mỗi cữ bú không quá lâu nhằm hạn chế trẻ bị đau nhức họng.

Cách phòng bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ

Để phòng tránh bệnh viêm họng cho trẻ nên mẹ cần phải lưu ý những điều sau đây. Để giúp cho trẻ mau hết bệnh và phòng ngừa những biến chứng sau này .

Cách phòng bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ

Hướng dẫn trẻ vệ sinh họng, răng miệng hàng ngày: đánh răng ngày 2 lần, súc miệng bằng nước muối hàng ngày.

Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh gió lùa, tránh tập trung những nơi đông người. Tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm. Đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra đường để tránh khói bụi.

Với trẻ nhỏ, nhất là với những trẻ còn bú mẹ. Cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng tốt. Cân bằng dinh dưỡng, đủ dưỡng chất.

Thực tế, bạn không thể hoàn toàn ngăn chặn cơn đau họng phát sinh ở trẻ nhỏ. Đặc biệt nếu tình trạng này là hệ quả của vấn đề cảm lạnh. Tuy vậy, một số cách phòng ngừa sau đây. Sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ tình trạng trên tái phát ở bé, bao gồm:

Thay bàn chải đánh răng cho bé sau khi hết viêm họng.

Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và dụng cụ cá nhân của bé, bao gồm bình sữa, ti giả…

Rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi cho bé ăn hoặc ôm bé

Đôi khi, người trưởng thành cũng có thể bị lây bệnh cảm lạnh. Thậm chí là đau họng từ trẻ sơ sinh. Để ngăn chặn vấn đề này, bạn nên cẩn thận khi tiếp xúc với trẻ. Đồng thời đừng quên vệ sinh tay sau khi ôm bé. Để đảm bảo sức khỏe chính mình và cho bé.

Nguồn: nutribaby.vn