Thời tiết bắt đầu hoặc đang trong thời giao mùa, thì phần lo lắng của các bậc phụ huynh ngày càng lên gấp bội. Đặc biệt là những gia đình có cháu nhỏ. Bởi vì thời gian này, trẻ em rất dễ mắc các bị bệnh về hô hấp cùng với những triệu chứng sốt kéo dài như: ho nhiều, sổ mũi lâu ngày, kèm theo thở khò khè,… Nếu như trong thời gian này cha mẹ chủ quan không cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời, mà tự chăm sóc con ở nhà, thì điều này sẽ khiến cho bệnh hô hấp ở trẻ ngày càng trở nên nặng và có thể sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ, chúng ta có thể gặp quanh năm nhưng khi đến lúc chuyển mùa. Nhất là khi mùa mưa, lạnh giá thì trẻ rất dễ mắc bệnh hơn bất cứ mùa nào. Khi trẻ có những triệu chứng hay đang mắc bệnh này, người nhà cần theo dõi sát bé vì bệnh có thể diễn tiến phức tạp hơn bố mẹ nghĩ.

Những ngày vừa qua, thời tiết đang có sự biến động bất thường, thời tiết lúc mưa lúc nắng làm cho một số trẻ nhỏ đã mắc bệnh viêm đường hô hấp đang có xu hướng gia tăng cao, nhanh. Hệ miễn dịch của bé lúc này rất yếu chúng chưa phát triển được toàn diện, nên sức đề kháng còn khá kém. Vì thế, các bố mẹ cần chú ý áp dụng ngay những biện pháp phòng bệnh ngay khi thấy trẻ có những biến chứng của bệnh. Sau đây phapluatonline24h muốn gửi đến  những triệu chứng và cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ.

Những ý kiến của BS Bùi Văn Thành – BS chuyên khoa Nhi

BS Bùi Văn Thành – BS chuyên khoa Nhi, chia sẻ thêm cho các bậc phụ huynh lưu ý: “Viêm đường hô hấp là bệnh khá phổ biến, thường gặp đối với trẻ nhỏ nhất là trong mùa lạnh. Các bậc phụ huynh cần trang bị thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh nên để ý nhiều hơn ở các bé dưới 2 tháng tuổi. Khi có các triệu chứng trên thì tình trạng bệnh diễn biến từ nặng đến rất nặng. Không được đến các hiệu thuốc mua uống thuốc tạm thời. Mà phải cần đưa đến ngay Bệnh viện để các Bác sĩ can thiệp kịp thời. Hạn chế để lâu ngày tình trạng sẽ nặng thêm dẫn đến việc điều trị lâu dài và khó khăn hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ”.

Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu nên hạn chế cho trẻ đến các nơi đông dân cư vì có thể ảnh hưởng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm từ người lớn.

Hạn chế cho trẻ em ra đường khi trời lạnh, giữ ấm cổ cho trẻ khi ngủ, sử dụng điều hòa ở nhiệt độ 28-29.

Khi ra đường các bậc phụ huynh lưu ý đeo khẩu trang cho trẻ. Tránh các khung giờ cao điểm do ô nhiễm từ khói bụi sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ em.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước và sau khi tiếp xúc với các khu trò chơi công cộng.

Những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ

Triệu chứng cảm lạnh

Triệu chứng cảm lạnh

Khi vi-rút gây cảm lạnh xâm nhập cơ thể sẽ có các biểu hiện trên đường hô hấp. Bệnh có các triệu chứng điển hình là sốt, ho, sổ mũi, kém ăn và đau họng, kéo dài khoảng 1 tuần. Vi-rút lây từ người sang người hoặc lây qua đường tiếp xúc với vật bị nhiễm bệnh. Đôi khi cảm lạnh thông thường có thể tăng nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng của bệnh cúm

Triệu chứng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau nhức cơ bắp. Trẻ nhỏ khi bị cúm dễ quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, một số trẻ đau bụng, tiêu chảy. Thường kèm theo hội chứng viêm long đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt mũi, ho. Bệnh cúm có thể lây truyền từ người sang người.

Bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu

Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Nhiều triệu chứng sẽ xuất hiện trong 2 – 5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ban đầu trẻ sẽ bị đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh. Các triệu chứng sẽ tăng dần từ nhẹ đến nặng. Chính vì triệu chứng không đặc trưng nên cha mẹ dễ nhầm tưởng trẻ chỉ đơn giản đang bị cảm lạnh. Chứ không phải đang phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu.

Khi bệnh trở nặng. Bên trong cổ họng và amidan bệnh nhi xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám. Mọc thành từng mảng lớn, khiến trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp và ho khan. Nếu bệnh nhi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, …

Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản

Đây là bệnh do vi-rút gây ra. Vi-rút này lây lan qua không khí. Qua tiếp xúc với vật bị nhiễm vi-rút, với các triệu chứng gồm sổ mũi, thở khò khè, thở nhanh, khó thở, ho và sốt. Nếu nhiễm vi-rút hợp bào hô hấp RSV, bệnh thường nặng hơn, dễ bị suy hô hấp, hay kéo dài và hay tái phát.

Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ

Để phòng bệnh hô hấp lúc chuyển mùa cho trẻ. Cần quan tâm từ khâu ăn, uống, mặc, lúc chơi và cả khi trẻ ngủ. Không nên cho trẻ ăn uống các loại thức ăn đã nguội, lạnh, nhất là uống nước lạnh. Khi thời tiết lạnh cần mặc ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà. Trong sinh hoạt hàng ngày mỗi lần trẻ làm ướt quần áo cần được thay ngay. Không cho trẻ nghịch nước. Nên tắm nước ấm cho trẻ, tắm trong phòng kín gió. Tắm xong cần lau người và mặc quần áo thật nhanh. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng trẻ chơi.

Hàng ngày nên tập cho trẻ vệ sinh răng miệng nhất là các trẻ lớn. Nên súc họng bằng nước muối sinh lý vô khuẩn. Loại nước súc họng này có bán tại các quầy dược phẩm, rẻ tiền, rất tiện lợi, hợp vệ sinh và thông dụng. Cần cho trẻ ăn đủ chất, ngoài ra nên cho trẻ ăn thêm trái cây để có đủ lượng vi chất cần thiết. Tạo kháng thể chống các tác nhân gây nhiễm trùng.

Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ đúng lịch để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Đưa trẻ đi thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu mắc bệnh

Nguồn: hoanmyitodongnai.com