Thời tiết thay đổi thất thường bé sẽ rất dễ bị mắc những bệnh hô hấp hay bệnh về mũi họng. Vì vậy các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý nhiều hơn đến sức khỏe hiện tại của con mình giúp phòng bệnh cũng như có những cách để điều trị kịp thời bệnh viêm mũi họng cho những bé ở nhà, tránh tình trạng chuyển sang nặng hơn sẽ rất khó trị. Khi chuyển sang một mùa mới là lúc thời tiết sẽ được thay đổi theo và cũng từ đây sức đề kháng của mỗi người sẽ đều thay đổi kém đi so với lúc bình thường, đặc biệt là cả một vần đề đối với các là trẻ nhỏ. Vì bé vẫn còn nhỏ sức đề kháng không có hệ miễn dịch thấp hơn những người lớn.

Theo như thống kê từ những nghiên cứu bệnh viện, thì bệnh viêm mũi họng đây là căn bệnh mà trẻ nhỏ hay mắc phải nhất. Nếu như tình trạng này để quá lâu có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi cực kỳ nguy hiểm. Thời tiết thay đổi đột ngột chuyển sang mùa có gió lạnh, mưa,… Trẻ dễ bị bệnh viêm mũi họng cấp cùng với những triệu chứng như: đau họng, sụt sịt, chảy nước mũi… Viêm họng cấp thường sẽ dễ gặp ở mọi lứa tuổi.

Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ chuyển sang thành mãn tính và thậm chí có thể để lại những biến chứng sau này. Bé dưới 3 tuổi có thể sẽ bị viêm mũi từ 4 – 6 lần một năm, tần số này có thể sẽ tăng lên nhiều hơn trong thời gian bé đi nhà trẻ, mẫu giáo,… Sẽ được giảm dần.

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi họng

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi họng

Nguyên nhân chủ yếu là do sự tấn công của một số loại virus, vi khuẩn như  Adeno virus, Rhino virus, liên cầu khuẩn. Đặc biệt, những dịp chuyển mùa. Thời tiết lạnh ẩm cộng thêm với điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, khói bụi, nhà không bịt kín,… Gió lùa càng tạo điều kiện thuận lợi cho virus dễ dàng phát triển. Xâm nhập khiến bé dễ bị mắc bệnh. Nếu bé nhà bạn bị còi xương, suy dinh dưỡng, bé bị đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mang các bệnh mạn tính hoặc bệnh làm giảm hệ thống miễn dịch như sởi, cúm,… Cũng là những yếu tố thuận lợi cho viêm mũi họng tái phát.

Do môi trường sống

Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm, nhiệt độ hạ thấp

Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn trong môi trường…

Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo… tiếp xúc với môi trường mới.

Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.

Do virus, vi khuẩn, nấm

Do virus, vi khuẩn, nấm

Virus: cúm, sởi, Adenovirus… Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng vì vậy cha mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. không tự ý cho con dùng kháng sinh.

Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu… Trong đó, nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) rất dễ gây nên biến chứng: viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp.

Nấm: thường là nấm Candida.

Dấu hiệu cho thấy bé đang bị viêm mũi họng

Bé bị viêm mũi họng là bé bị sốt cao.Có khi 39 – 40°C ho húng hắng hoặc ho từng cơn như co thắt kèm theo đó là tắc, ngạt mũi, chảy nước mũi cả hai bên làm trẻ phải há miệng để thở. Tiếng thở khò khè.

Bé có dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc, kích động, bỏ ăn, bỏ bú vì tắc mũi.

Một số trường hợp khác, bé bị nôn trớ và ỉa chảy, thậm chí khi sốt cao trẻ có thể bị lên cơn co giật. Quan sát họng khi trẻ há miệng thấy niêm mạc họng xung huyết đỏ. Tăng tiết dịch nhầy bóng, nhưng không có mủ hoặc giả mạc.

Chứng viêm mũi họng ở trẻ có thể kéo dài khoảng 2-4 ngày. Sau đó các triệu chứng giảm dần. Trẻ có thể khỏi bệnh nhưng dễ tái phát. Khi tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính nguy hiểm như viêm mủ tai giữa, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, mất nước do sốt cao,… Viêm xoang có thể dẫn đến viêm màng não rất nguy hiểm.

Cách xử lý khi bé bị viêm mũi họng

Cách xử lý khi bé bị viêm mũi họng

Những ngày đầu mới mắc, bệnh thường là do virút gây ra. Vì vậy không cần uống kháng sinh, chủ yếu là vệ sinh mũi họng cho bé. Nếu sốt từ 38,5o nên cho uống hạ sốt như paracetamol. Nếu bé chỉ ấm đầu (37,5 – 38,5o) lau bằng nước ấm, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả.

Dùng dung dịch nước muối 0,9% để nhỏ mũi cho trẻ. Mỗi ngày nhỏ 4 -5 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách hì mũi đúng. Đặc biệt cần theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời.

Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 – 10 ngày. Nếu bé sốt cao 3 ngày liên tục. Phải đưa bé đi bệnh viện khám để loại trừ bệnh sốt xuất huyết. Xác định chính xác bé bị nhiễm virút hay nhiễm trùng để điều trị.

Phòng bệnh viêm mũi họng ngay cho trẻ từ đầu

Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày cho trẻ. Giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh. Phòng ngủ của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng, tránh khói bụi hoặc gió lùa. Có thể áp dụng một số phương pháp nhằm cải thiện sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi. Cho trẻ đi tiêm chủng định kỳ. Ngoài ra, chú ý chăm sóc điều trị tốt các trẻ bị viêm mũi, họng thông thường. Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện điều trị kịp thời tránh biến chứng xảy ra với trẻ.

Nguồn: syt.bacgiang.gov.vn