Sự thay đổi thất thường về thời tiết sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé nhà bạn, đặc biêt là đối với những trẻ sơ sinh thì việc chăm sóc bé vào mùa đông là điều bố cần phải lưu tâm và chú ý nhất. Bố mẹ phải tìm mọi cách để con mình không bị ốm khi thời tiết bắt đầu trở lạnh bởi vì khi đó bé sẽ dễ mắc cách bệnh như cảm lạnh ,viên phổi… Đây là sự quan tâm đặc biệt hàng đầu của những bậc cha mẹ.

Khi vào mùa thu đông, thì nhiệt độ đã bắt đầu xuống thấp, lạnh và gió bắt đầu thổi nhiều sẽ khiến cho trẻ nhỏ rất dễ mắc những bệnh, đặc biệt nhất là những bệnh về đường hô hấp. Chính vì vậy, khi bố mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh kèm theo gió, thì cần đặc biệt lưu ý cha mẹ hãy bảo vệ trẻ để tránh khỏi các tác nhân xấu gây bệnh xấu từ môi trường cho trẻ nhà bạn.

Bởi vì, trẻ sơ sinh sức đề kháng còn rất yếu ớt không được như những bé lớn hơn. Nếu như các bậc cha mẹ không quan tâm, chủ quan trong việc chăm sóc bé nhỏ vào mùa thu đông thời tiết thất thường này, thì bé sẽ rất dễ mắc những bệnh như: viêm phế quản, sổ mũi, viêm họng, viêm tai giữa,… Và kèm theo đó rất nhiều hệ lụy, di chứng sau này để lại cho bé. Chính vì thế những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu đông mà phapluatonline24h sắp nêu ra sau đây, là điều mà các bố mẹ cần được lưu ý và để tâm.

Bố mẹ nên ghi nhớ quy tắc 4 ấm 1 lạnh cho mùa thu đông 

Bố mẹ nên ghi nhớ quy tắc 4 ấm 1 lạnh cho mùa thu đông 

Việc lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên rất quan trọng vì nếu không mồ hôi có thể sẽ thấm ngược vào trong cơ thể và khiến bé bị cảm lạnh. Từ cảm lạnh có thể sẽ dẫn đến viêm phổi.

Mặc quá nhiều quần áo dễ khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, không những thế còn khiến trẻ rất khó chịu

Có một nguyên tắc về việc mặc quần áo cho trẻ mà bạn có thể tham khảo, đó chính là quy tắc: 4 ấm 1 lạnh.

Bốn ấm có nghĩa như sau

Tay ấm: Sau khi mặc quần áo cho con xong, kiểm tra bàn tay con, cần giữ ấm cho bàn tay của con nhỏ.

Bụng ấm: Phải luôn giữ cho bụng của con được ấm để bảo vệ dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.

Lưng ấm: Phần lưng cũng cần giữ ấm, nhưng nên đủ ấm, tránh ra mồ hôi sẽ làm ngấm vào cơ thể trẻ và gây ra cảm lạnh ở trẻ nhỏ.

Bàn chân ấm: Cần giữ cho đôi bàn chân của trẻ ấm vì đây là nơi có nhiều huyệt và mạch.

Bạn dùng tay kiểm tra bốn bộ phận này của trẻ sơ sinh có được ấm hay không. Nếu thấy ấm có nghĩa là trẻ đã mặc đủ ấm. Giữ ấm cho con trong mùa đông cần phải biết chăm sóc đúng cách.

Còn phần 1 lạnh

Còn 1 phần lạnh là phần đầu của trẻ. Thật ra không phải là lạnh mà là mát mẻ thì đúng hơn. Ám chỉ phần đầu của trẻ không cần phải trùm kín mít và chỉ để lộ gương mặt. Phần đầu của trẻ bạn có thể để lộ ra để trẻ cảm thấy thoải mái và tránh gió là được.

Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Giữ ấm cho trẻ trong mùa thu đông

Giữ ấm cho trẻ trong mùa thu đông

Đây là việc làm quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp. Lúc này, cha mẹ phải cho trẻ mặc đủ quần áo ấm. Đặc biệt chú ý giữ ấm cho thóp, tai và bàn chân bằng tất, mũ len dày. Có thể cho trẻ mặc nhiều quần áo. Nhưng phải thông thoáng vì ngay cả khi trời lạnh, cơ thể trẻ vẫn không ngừng toát mồ hôi.

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh phải chú ý giữ ấm cho trẻ. Khi trẻ ở trong nhà, không nên để trẻ mặc nhiều quần áo dày sẽ khiến trẻ khó chịu. Thay vào đó, hãy để trẻ mặc vừa phải. Sau đó ủ ấm thêm bằng cách ôm trẻ vào lòng hoặc đắp chăn. Lưu ý chỉ nên cho trẻ đắp chăn nhẹ. Nếu chăn quá dày và nặng sẽ làm trẻ khó thở.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng cho thích hợp

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa thu đông, hãy cố gắng để nhiệt độ khoảng 25 – 26 độ C. Không nên để nhiệt độ quá cao sẽ khiến trẻ bị sốt. Còn nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ C) lại làm trẻ bị lạnh cóng, ngạt mũi, khó thở. Người mẹ có thể làm ấm căn phòng của mình bằng cách đóng kín cửa, lót chăn đệm vào giường. Nếu có điều hòa nhiệt độ hai chiều thì càng tốt. Cần lưu ý tuyệt đối không được đốt than củi trong phòng để làm tăng nhiệt độ vì khí độc từ than rất dễ làm trẻ tử vong.

Lưu ý khi tắm và vệ sinh cho trẻ vào mùa thu đông

Lưu ý khi tắm và vệ sinh cho trẻ vào mùa thu đông

Vào mùa thu đông, không cần thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ. Có thể 2 – 3 ngày mới tắm 1 lần nhưng nhất định phải vệ sinh sạch sẽ vùng mông, bẹn. Sau mỗi lần thay tã, phải nhanh chóng rửa sạch mông, bẹn, hậu môn bằng nước ấm rồi lau khô bằng khăn xô mềm.

Khi tắm cho trẻ, dùng nước ấm 34 – 36 độ, nhiệt độ quá cao sẽ làm trẻ bị bỏng da. Người lớn kiểm tra độ ấm của nước bằng cùi chỏ hoặc nhiệt kế. Lưu ý đặt chậu tắm trong phòng kín gió để tránh bị cảm lạnh. Có thể dùng máy sưởi trong khi tắm cho trẻ nhưng cần chú ý đến khoảng cách an toàn để trẻ không bị bỏng.

Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh đòi hỏi càng nhanh càng tốt. Từ khi cho trẻ xuống nước đến khi ra khỏi chậu chỉ được kéo dài 2 phút. Nhưng những vị trí có nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân, cổ, nách phải lưu ý làm sạch. Cho trẻ mặc quần áo ngay khi đã lau khô người bằng khăn xô.

Dùng kem dưỡng ẩm chăm sóc trẻ sơ sinh

Đây là thời điểm độ ẩm không khí xuống thấp. Nếu không dưỡng ẩm thì da trẻ dễ bị mất nước, nứt nẻ làm trẻ ngứa ngáy và đau đớn. Cha mẹ có thể chăm sóc da trẻ sơ sinh mùa lạnh bằng lotion hoặc các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Không được dùng kem dưỡng ẩm của người lớn để bôi cho trẻ. Vì da trẻ nhạy cảm sẽ dễ bị dị ứng. Thời điểm tốt nhất để thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh là sau khi tắm xong và toàn thân trẻ đã được lau khô.

Massage cho trẻ bằng tinh dầu để giữ ẩm cơ thể bé

Massage cho trẻ bằng tinh dầu

Massage toàn thân cho trẻ giúp trẻ ăn ngủ tốt. Các mạch máu được lưu thông và làm thân nhiệt của trẻ ấm lên. Sử dụng dầu tràm để xoa vào bụng và bàn chân, hay dầu hạnh nhân/dầu dừa đều tốt và lành tính cho trẻ. Nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.

Cho bé tắm nắng, nhưng hạn chế đưa trẻ ra khỏi nhà vào mùa thu đông

Trẻ vào mùa đông vẫn cần được tắm nắng để bổ sung vitamin D. Nhưng ánh nắng vào mùa đông xuất hiện muộn, cường độ nắng yếu kèm theo rất nhiều gió rét. Vì vậy thời điểm thích hợp nhất là cho trẻ tắm nắng 10 phút vào 9 – 10h sáng và 10 phút vào 15 – 17h chiều. Những thời gian còn lại, nhất là sáng sớm và buổi tối nên hạn chế đưa trẻ ra khỏi nhà vì thời tiết lúc đó rất lạnh.

Nên cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Sữa mẹ ấm cộng với hành động ôm ấp con khi cho bú sẽ làm cơ thể của trẻ sơ sinh ấm lên. Hơn nữa, vào mùa lạnh, cơ thể trẻ tốn nhiều năng lượng cho việc ổn định thân nhiệt, nếu không cho trẻ bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ tăng cân chậm hoặc bị sụt cân.

Ngoài ra, trong sữa mẹ giàu sức đề kháng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ chống lại những tác nhân gây bệnh xấu từ môi trường.

Những lưu ý khác về cách chăm sóc trẻ vào mùa thu đông

Môi trường sống của trẻ

Nhiệt độ phòng trong mùa đông nên để khoảng 28 độ. Cần ấm nhưng vẫn cần thoáng và tránh bị gió lùa.

Mẹ có thể sử dụng điều hòa, quạt sưởi, lò sưởi nhưng không được dùng bếp than, vì bếp than sinh ra loại khí CO2 khiến bé bị ngạt thở.

Những thiết bị này cũng không nên sử dụng liên tục 24/7. Với những quãng thời gian nhiệt độ ấm lên thì có thể tắt thiết bị, hé cửa để phòng bé được thông thoáng.

Thường xuyên thay tã

Thường xuyên thay tã

Nên dùng loại tã giấy để được thoáng khí. Kiểm tra tã thường xuyên. Tránh việc trẻ đi tè bị ướt khiến trẻ bị nhiễm lạnh hoặc nhẹ hơn là bị hăm tã. Khi mặc quần áo cho trẻ, nếu thấy bé hay ngọ nguậy, khó chịu. Thì bạn hãy mở một vài nút áo phía bên trên để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cho bé bú thường xuyên

Khi bế cho bé bú thì có thể đắp một chiếc khăn để hai mẹ con cùng ấm.

Khi trẻ bú cũng làm cho thân nhiệt tăng – tốt cho bé .

Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để thoa lên da cho bé.

Nguồn: mabio.vn