Chạy bộ là một môn thể thao rất tốt cho việc nâng cao sức bền của cơ thể. Đồng thời, còn giúp cho việc giảm béo, cơ thể săn chắc và hệ tim mạch phát triển khỏe mạnh. Mọi người ai cũng biến đến chạy bộ, thế nhưng không phải ai cũng hiểu được việc chạy bộ không đúng cách sẽ ảnh hưởng như thế nào? Trên thực tế, nếu chạy bộ quá nhiều hoặc chạy không đúng cách, tư thế sẽ thể biến việc tập thể dục thành mối nguy hại cho sức khỏe của bản thân.

Những tác hại của việc chạy bộ không đúng cách là vô cùng lớn, cơ thể đối mặt với nhiều nguy hiểm. Cùng với Pháp luật online 24h tìm hiểu về vấn đề này trong chia sẻ dưới đây nhé!

Những tác hại của việc chạy bộ khi tập không đúng cách

Mọi người thường nghĩ rằng chạy bộ là bài tập thể dục rất đơn giản nên việc tập luyện rất dễ dàng. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia chạy rất nhiều người đã mắc phải những sai lầm không đáng có. Khiến gây ra những tác hại không mong muốn. Một trong những sai lầm của người chạy bộ là chạy quá nhiều. Không lượng sức mình và chạy không đúng kỹ thuật. Điều này gây ra những tác hại cho sức khỏe của bạn như sau:

Những tác hại của việc chạy bộ khi tập không đúng cách

Khả năng gây ra những chấn thương vô cùng lớn

Theo một bài báo của tạp chí thể thao có tiếng trên thế giới thì có đến 40 đến 50% vận động viên thể thao gặp chấn thương hàng năm. Những chấn thương phổ biến khi tập luyện chạy bộ. Đó là nẹp ống chân, đau đầu gối, viêm gân gót cổ chân… Cũng theo các chuyên gia, việc chạy với cường độ quá cao và sai quy cách. Đây chính là nguyên nhân dễ dẫn tới các chấn thương này.

Với người tập chạy bộ, để giảm tối đa chấn thương có thể xảy ra thì người tập có thể dùng phương pháp tập xen kẽ, chạy đúng tư thế và mang giày phù hợp với sải chân. Ngoài ra, hãy đảm bảo cơ thể được nghỉ chạy một vài ngày. Dần dần tăng quãng đường chạy chứ không dồn tất cả sức lực cùng một lúc.

Các cơ trên cơ thể sẽ có dấu hiệu đứt hoặc căng cơ

Nếu như bạn đang cố gắng tập luyện để tăng cường cơ bắp thì chạy bộ có thể làm hỏng những nỗ lực của bạn. Việc luyện tập với cường độ chỉ khoảng 20 phút/ngày và hai hoặc ba ngày mỗi tuần có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp cải thiện việc lưu thông máu. Tuy nhiên nếu bạn chạy bộ quá nhiều thì có thể nó sẽ cản trở nỗ lực tăng cơ của bạn.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Pháp được công bố trên “Tạp chí Y học Thể thao và Thể Dục” khẳng định rằng cơ thể của bạn đang trong cơ chế phân hóa khi chạy bền. Điều này có nghĩa, bạn giải phóng ra một lượng hoóc-môn chống stress và giảm mức testosterone, một trạng thái làm cơ thể bạn đốt cháy cơ.

Các nhà nghiên cứu của Pháp cũng cho rằng ngay sau khi chạy bền. Cơ thể của bạn sẽ chuyển sang giai đoạn tổng hợp. Nghĩa là cơ thể sẵn sàng cho việc tăng cơ bắp. Bạn có thể chống lại các tác động tiêu cực xấu đối với cơ bắp bằng cách tận dụng cơ chế tổng hợp. Nạp vào cơ thể khoảng 20gram đạm sau mỗi một lần chạy.

Xương có dấu hiệu yếu đi

Do sự can thiệp của cortisol đến sức khỏe xương khớp. Người vận động quá sức có thể phải đối mặt với nguy cơ đau ốm cao. Thậm chí nguy cơ nằm liệt giường cũng cao gấp đôi so với người bình thường. Khi trong máu có sự xuất hiện của hormone cortisol. Mô xương được tích lũy ít hơn so với mô xương bị phân hủy. Điều này khiến cho tình trạng rạn, nứt xương ở những người này cũng dễ xảy ra hơn.

Mật độ xương giảm đi chắc chắn sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương nghiêm trọng khác như viêm khớp, loãng xương. Chắc chắn đây sẽ là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Đặc biệt là đối với những người tập thể thao quá sức khi về già.

Hệ thống tim mạch ảnh hưởng nghiêm trọng

Tăng cường độ chạy bộ quá nhanh, không phù hợp thể lực sẽ khiến hệ thống tim mạch làm việc quá sức. Hiện tượng này sẽ gây ra sự thiếu oxy cung cấp cho cơ thể khiến cơ thể bị tụt huyết áp đột ngột.

Khi chạy bộ quá nhiều có thể tạo ra nhiều tác dụng phụ trên tim của người tập. Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu của các môn thể thao sức bền bao gồm chạy bộ, đạp xe, ba môn phối hợp và phát hiện ra rằng những người được huấn luyện thi đấu các môn thể thao này trong một thời gian dài có nguy cơ cao về bệnh tim, bao gồm vôi hóa động mạch vành, rối loạn chức năng tâm trương và cứng động mạch vành. Điều này không có nghĩa là bạn không nên chạy bộ mà phải tập luyện trong một chừng mực.

Hệ thống tim mạch ảnh hưởng nghiêm trọng

Suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể

Cortisol là một loại hormone được tiết ra tại tuyến thượng thận. Cụ thể là trong quá trình bị áp lực về mặt thể chất. Hormone này kích thích sự sản sinh glucose mới (gluconeogenesis) tại gan. Đồng thời hỗ trợ quá trình phân giải protein trong cơ diễn ra hiệu quả hơn.

Về nguyên tắc, đây là điều hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã chứng minh những bất lợi mà cortisol mang lại thậm chí còn vượt quá lợi ích của nó. Hiệu ứng ức chế miễn dịch của cortisol giúp làm giảm tình trạng tấy đỏ, sưng tấy. Nhưng lại khiến cho người sở hữu hàm lượng cortisol cao phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao.

Thời gian chạy bộ bao lâu thì đủ?

Chạy bộ đúng cách và chạy đủ thời gian sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn đã biết bản thân nên chạy bao nhiêu lâu là đủ chưa? Theo HLV Thể dục, chạy bộ bao nhiêu km, chạy trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi của người đó. Trung bình mỗi ngày bạn nên chạy khoảng 30 phút. Với tốc độ vừa phải sao cho cơ thể cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất.

Chạy hợp lý là mỗi tuần bạn nên tập luyện 3 – 5 buổi và thời gian còn lại thì nghỉ ngơi. Cơ thể phục hồi sức khỏe. Khi tham gia chạy, bạn không nên chạy quá sức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhằm phát huy hiệu quả chạy bộ, bạn nên nhớ khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu tập luyện. Đồng thời thực hiện đúng kỹ thuật chạy được HLV thể dục tư vấn.

Nguồn: thethaothientruong.vn